‘Ông trùm’ khu công nghiệp, vật liệu xây dựng báo lãi quý 1/2024 tăng 133%
“Đồ ăn của ba mẹ và bà nội gửi cho mang đi sau tết có khi mình bỏ tủ lạnh ăn 2 tháng không hết”, đó là chia sẻ của Nguyễn Thị Hồng Hân, sinh viên năm cuối Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM.Eximbank mạnh mẽ chuyển đổi số tạo tiền đề cho hành trình phát triển mới
Ngày 6.3, dưới sự bảo trợ của Tổng lãnh sự quán Đức tại TP.HCM, Merck Healthcare Việt Nam phối hợp cùng bác sĩ sản phụ khoa, tổ chức tọa đàm "Lựa chọn làm mẹ: Có con hay không có con". Tọa đàm nhằm thảo luận về thực trạng mức sinh giảm; tình trạng hiếm muộn, vô sinh; những thách thức mà phụ nữ gặp phải khi quyết định làm mẹ…Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, chia sẻ tại tọa đàm rằng không như trước đây, ngày nay nam nữ trong nước có xu hướng lập gia đình muộn; có gia đình rồi họ trì hoãn việc sinh con. Do nữ ngày nay tham gia nhiều hoạt động xã hội, muốn dành thời gian cho riêng mình để học tập, thăng tiến trong nghề nghiệp. Việc lập gia đình, có con trễ, là yếu tố nguy cơ dẫn đến hiếm muộn, vô sinh. Vì sau tuổi 35 buồng trứng suy giảm dần - yếu tố gây hiếm muộn, vô sinh; nữ ở lứa tuổi này, khi có thai thì tỷ lệ sẩy thai cũng cao hơn.Ngoài lập gia đình và có con muộn, theo Phó giáo sư - tiến sĩ Diễm Tuyết, áp lực đủ thứ từ công việc, cuộc sống, thu nhập, ô nhiễm môi trường, ăn uống... cũng là những yếu tố liên quan đến hiếm muộn, vô sinh. Những yếu tố vừa nêu, cũng ảnh hưởng làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng - minh chứng qua xét nghiệm trong thực tế ở các cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn, vô sinh.Có nhiều cặp vợ chồng "chạy sô" nhiều quá (làm 2-3 việc trong cùng ngày để kiếm thêm thu nhập) khiến việc gần gũi, tần suất quan hệ vợ chồng ít đi nên cũng giảm khả năng có thai.Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết cũng cho biết thêm, ghi nhận thực tế cho thấy tình trạng hiếm muộn có con ngày càng gặp nhiều hơn ở những cặp vợ chồng trẻ (dưới 30 tuổi).Hiện nay, tỷ lệ hiếm muộn vô sinh chung trên thế giới là khoảng 10%; còn ở Việt Nam tỷ lệ này dao động từ 7 - 10% ở các cặp vợ chồng.Mức sinh cũng là vấn đề được các chuyên gia chia sẻ tại buổi tọa đàm. Theo đó, các chuyên gia cho rằng tình trạng giảm sinh có nhiều nguyên nhân, như: Gia tăng áp lực công việc, cuộc sống; chi phí nuôi con tăng nên các cặp vợ chồng ngại sinh con; ngày nay còn có xu hướng độc thân, hay không muốn có con; việc phụ nữ được tạo điều kiện học tập, phát triển, tham gia các hoạt động xã hội; cơ hội tiếp cận, sử dụng thuốc tránh thai tăng… cũng tác động đến tỷ lệ sinh con.Tiến sĩ Josefine Wallat, Tổng Lãnh sự quán Đức tại TP.HCM, chia sẻ, ở Đức đã phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ sinh giảm trong nhiều năm, dẫn đến dân số già hóa, lực lượng lao động ngày càng thu hẹp. Điều này ảnh hưởng (tiêu cực) đến sự thịnh vượng của đất nước và làm cho việc chăm sóc người cao tuổi trở nên khó khăn hơn… Còn Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết cho biết, mức sinh trên thế giới và tại Việt Nam ngày càng giảm dần. Mức sinh bình quân của phụ nữ Việt Nam vào năm 2009 là 2,03 con/phụ nữ; nhưng đến năm 2024 chỉ còn 1,91 con/phụ nữ (riêng tại TP.HCM chỉ 1,3 con/phụ nữ) - con số này thấp hơn mức sinh thay thế của thế giới là 2,1 con/phụ nữ. Mức sinh thay thế nghĩa là khi cặp vợ chồng (bố, mẹ) mất đi thì có 2 người con thay thế.Hiện có 50% quốc gia có mức sinh thấp hơn mức sinh thay thế; ước tính đến năm 2050 sẽ là 77% quốc gia. Để cải thiện mức sinh, các chuyên gia cho rằng, cần có sự chung sức của cả xã hội - từ các cặp vợ chồng, gia đình; chính sách phúc lợi, hỗ trợ tài chính về thai sản, điều trị hiếm muộn, vô sinh; kéo dài thời gian nghỉ sinh…
Noventiq hợp tác AWS thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Với chiến thắng này, CLB GS Caltex Seoul Kixx có cơ hội thoát khỏi vị trí cuối trên bảng xếp hạng. Trước khi chiêu mộ tay đập của đội Hóa chất Đức Giang, đội GS Caltex Seoul Kixx chìm sâu ở đáy bảng xếp hạng với vỏn vẹn 1 trận thắng. Đội bóng này đã thắng 8 trong tổng số 14 trận mà Bích Thủy góp mặt. Cô được HLV đánh giá cao về tinh thần cầu tiến, hòa nhập tốt và phát huy hiệu quả khả năng hỗ trợ phòng ngự cũng như tấn công với những cú đánh nhanh gây bất ngờ cho đối thủ.Sau khi Trần Thị Thanh Thúy chia tay CLB bóng chuyền Indonesia trở về khoác áo CLB VTV Bình Điền Long An, Bích Thủy là VĐV duy nhất của bóng chuyền VN đang thi đấu ở nước ngoài. Sức hút của Bích Thủy ngày càng lớn nên vừa qua một đơn vị truyền thông có uy tín tại VN đã mua bản quyền phát sóng các trận đấu giải bóng chuyền Hàn Quốc, giúp người hâm mộ được xem trực tiếp các trận đấu có sự góp mặt của cô. Với màn thể hiện ấn tượng ở Hàn Quốc, Bích Thủy nhiều khả năng được HLV Nguyễn Tuấn Kiệt gọi trở lại đội tuyển bóng chuyền nữ VN chuẩn bị cho 2 giải quốc tế lớn trong năm nay là giải vô địch thế giới (tháng 8) và SEA Games 33 (tháng 12) đều diễn ra ở Thái Lan.
Từ sớm tinh mơ mùng 3 tết, tại bãi biển Sa Huỳnh, những bô lão trong Ban tế tự vạn chài Thạch Bi và nhiều ngư dân P.Phổ Thạnh tề tựu tại lăng thờ thần Nam Hải để chuẩn bị cho lễ hội ra quân nghề cá. Mâm cỗ được thành kính dâng lên ban thờ, hương trầm thơm ngát thoảng bay trong gió xuân se lạnh. Cụ Nguyễn Sáu, Trưởng ban tế tự vạn chài lầm rầm khấn nguyện cầu cho sóng yên, biển lặng, ngư dân đánh bắt được nhiều cá tôm, lẫn với tiếng chuông ngân nga trong sương sớm. Mọi người lần lượt dâng nén hương thơm lên bàn thờ thần Nam Hải cầu mong được chở che vượt qua hiểm nguy khi lênh đênh trên sóng nước. Sau đó, các bậc cao niên trong vạn chài mang lễ vật chèo thúng chai sang thắp hương khấn cầu Thiên Y A Na tại ngôi miếu thờ nằm ở phía bắc cửa biển Sa Huỳnh. Tại lễ ra quân nghề cá năm mới, chật kín người náo nức chờ xem lễ hội cầu ngư. Đây là lễ hội truyền thống trao truyền qua bao đời của cư dân ven biển Sa Huỳnh. Họ diện những bộ quần áo mới với gương mặt rạng ngời, tươi cười chúc nhau gặp nhiều may mắn. "Lễ cầu ngư đối với ngư dân nơi đây thiêng liêng lắm. Vậy nên cứ đến mùng 3 tết là chúng tôi cùng chính quyền tổ chức lễ hội để cầu mong xóm làng yên lành, cuộc sống đủ đầy; khấn vái Ông Nam Hải phù hộ cho sóng yên biển lặng, đánh bắt được nhiều cá tôm. Hầu hết người dân các làng chài cùng con em sinh sống phương xa về quê đón tết đến xem và chung vui...", cụ Lê Ơi cho biết.Đội múa hát sắc bùa với lời ca mượt mà cùng điệu múa uyển chuyển làm mê đắm lòng người. Nội dung bài hát cầu chúc ngư dân đánh bắt được nhiều cá tôm, mong trời yên, biển lặng và là lời nhắn nhủ đoàn kết, giúp nhau vượt qua nguy nan. Tiếp đến là đội hò bả trạo gồm 16 người. Họ hát múa, mô phỏng những động tác khi đang đánh bắt trên biển: chèo thuyền, buông và kéo lưới… Cách nơi diễn ra lễ hội vài trăm mét có nhiều tàu cá trang hoàng lộng lẫy neo đậu trước giờ xuất phát. Gần 10 giờ sáng, tiếng loa gióng giả từ lễ đài hòa cùng những hồi trống thúc giục lòng người. Tàu cá QNg 94217 TS của ngư dân Kiều Vương dẫn đầu lướt trên sóng nước hướng ra đại dương qua cửa biển Sa Huỳnh lộng gió. Hàng chục tàu cá tiếp nối xuất bến vươn ra biển khơi giữa tiếng hò reo cổ vũ của người dân chen kín trên bờ.Khi tàu đến trước miếu thờ thần, ngư dân đứng tuổi bước đến phía trước thành kính khấn nguyện. Ra khỏi cửa biển, con tàu lượn vòng tròn như vẫy chào tạm biệt đất liền và cầu tài lộc cho cả năm làm ăn thuận lợi."Đây là lễ hội truyền thống lâu đời, cầu mong mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, bà con ra khơi đánh bắt được mùa tôm cá. Năm 2024, nhờ có những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước nên ngư dân mạnh dạn đầu tư sắm ngư cụ, cải hoán, sửa chữa tàu thuyền vươn khơi bám biển, đánh bắt đạt khá...", cụ Nguyễn Sáu cho hay.P.Phổ Thạnh có 1.075 tàu cá với gần 8.000 ngư dân tham gia đánh bắt hải sản trên biển. Trong đó, có khoảng 700 tàu công suất lớn khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Năm 2024, sản lượng hải sản khai thác của ngư dân P.Phổ Thạnh được trên 54.000 tấn, đạt hơn 103% so với chỉ tiêu đề ra. "Chúng tôi vận động ngư dân nêu cao tinh thần đoàn kết, ra sức lao động sản xuất, chung tay bảo vệ môi trường biển, khai thác thủy sản hợp lý và bền vững, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho thế hệ mai sau. Chính quyền phường sẽ vận động ngư dân tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong việc sản xuất và thu nhập...", ông Nguyễn Viết Thanh, Chủ tịch UBND P.Phổ Thạnh, nói.
Duy Uyên nhóm 'Mắt Ngọc': Sang Mỹ 14 năm, muốn trở lại nghệ thuật nhưng chưa được
“Chỉ có thuyền mới hiểu